Trọng tâm của ngân hàng năm 2022 là xử lý nợ xấu và kiểm soát rủi ro

NGÂN HÀNG Việt nAM
08:24 - 30/12/2021
Trọng tâm của ngân hàng năm 2022 là xử lý nợ xấu và kiểm soát rủi ro
0:00 / 0:00
0:00
Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2022, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhấn mạnh một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành ngân hàng sắp tới là kiểm soát tín dụng vào lĩnh vực rủi ro cao như bất động sản, chứng khoán…

Theo Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, ngành ngân hàng với vai trò huyết mạch của nền kinh tế đã phát huy vai trò điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, hiệu quả trong cả năm, qua đó góp phần bảo đảm ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát và hỗ trợ phục hồi, phát triển kinh tế xã hội.

Cụ thể, mặt bằng lãi suất cho vay tiếp tục giảm với mức giảm thêm khoảng 0,8% trong 11 tháng, tăng trưởng tín dụng khoảng 13-14%, tỷ giá và thị trường ngoại hối được điều hành linh hoạt, góp phần tạo môi trường kinh doanh thông thoáng và hỗ trợ người dân, doanh nghiệp.

Trong nỗ lực hỗ trợ nền kinh tế, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục sửa đổi, bổ sung nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp và người dân như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ (gần 600 nghìn tỷ đồng), miễn, giảm, hạ lãi suất (gần 34.000 tỷ đồng), miễn, giảm phí dịch vụ, thanh toán (trên 2.500 tỷ đồng), cho vay mới với lãi suất thấp hơn trên số dư (khoảng 7,2 triệu tỷ đồng)…

Đồng thời, tiếp tục xây dựng Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025, thúc đẩy chuyển đổi số, cải cách hành chính… nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân.

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái phát biểu tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2022 (Ảnh: SBV)
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái phát biểu tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2022 (Ảnh: SBV)

Bên cạnh đánh giá cao những kết quả mà ngành ngân hàng đạt được, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cũng chỉ ra một số tồn tại mà ngành cần tập trung khắc phục như quy mô, mức độ an toàn vốn hạn chế; hiệu quả công tác thanh tra giám sát chưa cao; hành lang pháp lý chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng chưa đầy đủ…

Đáng chú ý là 2 tồn tại liên quan đến rủi ro nợ xấu và bất cập trong khâu kiểm soát, hướng luồng vốn tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, để xảy ra hiện tượng vốn tín dụng chảy vào các lĩnh vực rủi ro cao như bất động sản, chứng khoán.

Theo đó, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhấn mạnh các yêu cầu trọng tâm cho ngành ngân hàng, bao gồm việc kiểm soát tín dụng vào lĩnh vực rủi ro cao như bất động sản, chứng khoán, kiểm soát chặt chẽ việc mua trái phiếu doanh nghiệp của các tổ chức tín dụng, giảm thiểu rủi ro hệ thống.

Ngoài ra, ông cũng chỉ đạo NHNN tập trung rà soát, đánh giá tình hình nợ xấu để có biện pháp phù hợp, đồng thời, tích cực phối hợp với các bộ, ngành liên quan đề xuất, hoàn thiện hành lang pháp lý về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng tiếp tục đẩy mạnh xử lý nợ xấu trong thời gian tới.

Ngân hàng vẫn đang kiểm soát chặt tín dụng bất động sản, chứng khoán và nợ xấu

Trong khi đó, nhận định tại Hội thảo “Gói kích thích kinh tế, quy hoạch và cơ hội đầu tư bất động sản 2022”, TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng ngân hàng BIDV khẳng định hệ thống ngân hàng hiện có đủ sức chống chịu trước rủi ro nợ xấu trong khoảng 1-2 năm tới, đồng thời cho biết trái phiếu đầu tư kinh doanh bất động sản đã và đang kiểm soát ở mức độ chặt chẽ.

Về vấn đề rủi ro nợ xấu ngành ngân hàng, nhiều nhận định cho rằng nợ xấu sẽ tăng đáng kể trong năm 2022 khi doanh nghiệp ngấm đòn từ dịch bệnh. Tuy nhiên, theo TS. Cấn Văn Lực, lợi nhuận ngân hàng ở mức tương đối tốt trong 2 năm qua kết hợp với Thông tư của NHNN cho phép giãn hoãn nợ mà chưa cần chuyển nhóm nợ đã giúp hệ thống ngân hàng có điều kiện củng cố dự phòng rủi ro.

“Tỷ lệ bao nợ xấu trước đây chỉ khoảng 70-80% thì hiện tại đã tăng lên khoảng 130%, tức là hệ thống ngân hàng cũng đã tranh thủ thời gian lợi nhuận cao để gia cố dự phòng rủi ro", TS. Cấn Văn Lực nói.

Ảnh tác giả

"Dù Thông tư 14 của NHNN cho phép chưa cần chuyển nhóm nợ ngay thì hàng năm, các ngân hàng vẫn phải tiếp tục hạch toán, chuyển nhóm nợ cho sát cũng như trích lập dự phòng rủi ro cho những khoản nợ xấu tiềm ẩn. Với mức độ trích lập dự phòng rủi ro tương đối ổn trong thời gian qua thì hệ thống ngân hàng có đủ sức chống chịu những rủi ro trong vòng 1-2 năm tới.”

TS. Cấn Văn Lực

Cũng theo TS. Cấn Văn Lực, nếu nền kinh tế phục hồi tốt, nợ xấu có khả năng giảm trong năm 2023.

Còn về vấn đề kiểm soát dòng tín dụng chảy vào các lĩnh vực rủi ro cao như bất động sản, chứng khoán, chuyên gia kinh tế trưởng BIDV cho rằng việc mua trái phiếu đầu tư kinh doanh bất động sản đang được kiểm soát chặt, dòng tín dụng với phân khúc đầu tư kinh doanh bất động sản cũng không tăng mạnh.

Trước đó, ngày 14/9/2021, NHNN đã ban hành văn bản số 6561/NHNN-TTGSNH yêu cầu kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng dư nợ tín dụng, chất lượng tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro hoặc chịu tác động lớn của dịch COVID-19, đặc biệt là dư nợ lĩnh vực bất động sản với mục đích tự sử dụng.

Ảnh tác giả

“Nhìn vào khẩu vị rủi ro của hệ thống ngân hàng với thị trường bất động sản thì có thể thấy rõ trái phiếu đầu tư kinh doanh bất động sản đã và đang được kiểm soát ở mức độ chặt chẽ hơn theo định hướng của NHNN. Tín dụng cho vay ngân hàng với phân khúc này dù tiếp tục tăng nhưng mức tăng là không đáng kể”.

TS. Cấn Văn Lực

Tin liên quan

Đọc tiếp