Phó Thống đốc NHNN: Nhiều ngân hàng Việt có hơn 90% giao dịch trên kênh số

CHUYỂN ĐỔI SỐ Việt nAM
07:46 - 12/10/2022
Toàn cảnh diễn đàn Chuyển đổi số ngành ngân hàng
Toàn cảnh diễn đàn Chuyển đổi số ngành ngân hàng
0:00 / 0:00
0:00
Theo Phó Thống đốc NHNN, với quan điểm lấy người dân làm trung tâm, ngành ngân hàng đã đạt được những thành quả trong chuyển đổi số với giao dịch thanh toán di động và giao dịch kênh số đều đạt hơn 90%.

Chiều ngày 11/10, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam và Tập đoàn IEC (IEC Group) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số ngành ngân hàng dưới sự chủ trì của Ban Kinh tế Trung ương và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Theo ông Trần Tuấn Anh - Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, ngân hàng là ngành kinh tế đặc biệt quan trọng, giữ vai trò là huyết mạch của nền kinh tế, đóng góp lớn vào huy động và phân bổ nguồn lực tài chính để thúc đẩy và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Việt Nam có mức độ ứng dụng ngân hàng số nhanh nhất khu vực

Về vai trò trong chuyển đổi số, ông Trần Tuấn Anh chia sẻ, ngân hàng cũng là ngành đầu tiên công bố ngày chuyển đổi số của ngành vào ngày 11/5, cùng với đó Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Kế hoạch chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Trong năm 2021, Việt Nam được Công ty tư vấn và quản lý toàn cầu (McKinsey) đánh giá có mức độ ứng dụng ngân hàng số nhanh nhất trong khu vực. Kinh nghiệm chuyển đổi số nhanh, hiệu quả, bền vững của ngành ngân hàng sẽ là kinh nghiệm hữu ích cho các ngành, lĩnh vực khác trong nền kinh tế, ông Tuấn Anh nhấn mạnh.

Lấy dẫn chứng về những kết quả mà ngành ngân hàng đạt được, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Kim Anh cho biết, nhiều dịch vụ ngân hàng đã có thể được sử dụng hoàn toàn trên kênh số như mở tài khoản thanh toán, thẻ ngân hàng, chuyển tiền, gửi tiết kiệm...

Ảnh tác giả

Tốc độ tăng trưởng về giao dịch thanh toán di động bình quân hàng năm hiện đạt hơn 90%, nhiều ngân hàng Việt Nam có hơn 90% giao dịch trên kênh số.

Đặc biệt, bối cảnh dịch bệnh đã góp phần gia tăng nhanh chóng nhu cầu giao dịch thanh toán trên các kênh số nhưng hạ tầng công nghệ, thanh toán của ngành ngân hàng vẫn đảm bảo hoạt động thông suốt, an toàn.

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Kim Anh

"Điều này cho thấy ngành ngân hàng đã chủ động trong đầu tư, phát triển hạ tầng để bắt kịp được với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của thị trường và đáp ứng tốt nhu cầu, kỳ vọng của khách hàng, người dân," Phó Thống đốc Nguyễn Kim Anh cho biết.

Với quan điểm tiếp cận lấy người dân làm trung tâm và sự thuận tiện, trải nghiệm của người sử dụng dịch vụ là thước đo, ngành ngân hàng đã đạt được những thành quả bước đầu.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực mà ngành ngân hàng đã làm được trong quá trình chuyển đổi số, theo Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, thực tế vẫn còn nhiều hạn chế cần phải được khắc phục, nhất là pháp luật, cơ chế, chính sách cần phải đẩy nhanh và cập nhật kịp thời, hoàn thiện để phù hợp với môi trường kinh doanh số, tạo thuận lợi cho đổi mới sáng tạo.

Ông Trần Tuấn Anh nhấn mạnh: "Ngành ngân hàng cần sớm ban hành khung thể chế thử nghiệm có kiểm soát đối với các công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới hình thành từ xu thế cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đồng thời có các chính sách ngăn chặn kịp thời các tác động tiêu cực cả về kinh tế và xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội trên không gian mạng".

Cùng đề cập đến các thách thức, Phó Thống đốc Nguyễn Kim Anh cũng cho rằng, ngành ngân hàng đang đứng trước bài toán về đầu tư hiệu quả, sự thay đổi thường xuyên, liên tục về nhu cầu, thị hiếu của khách hàng và xu hướng tội phạm công nghệ cao với các thủ đoạn ngày càng tinh vi, đến từ khắp nơi trên thế giới.

"Bởi vậy, ngành ngân hàng phải chuyển đổi số một cách bài bản, có trọng tâm, trọng điểm với lộ trình cụ thể," Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước khẳng định.

Con người là mắt xích, công nghệ là cốt lõi trong chuyển đổi số

Trước các chia sẻ của người đứng đầu Ban Kinh tế và ngành ngân hàng nói chung, ông Nguyễn Hưng, Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) cũng cho rằng, việc thay đổi tư duy con người là “chìa khóa” của chuyển đổi số thành công.

"Việc định hướng chuyển đổi số - sáng tạo số đến từ cấp lãnh đạo cao nhất và lan tỏa, thấm nhuần đến toàn bộ nhân viên. Từng cá nhân trong ngân hàng đều là mắt xích quan trọng vì họ là chuyên gia và người giỏi nhất trong lĩnh vực của mình," ông Hưng cho biết.

Ảnh tác giả

Chúng ta không nên số hóa bằng cách làm cũ mà cần thiết kế lại cả giải pháp chuyển đổi số toàn diện. Cần có đội ngũ quản lý công tác chuyển đổi số chung và lực lượng chuyên trách đến từng khối nghiệp vụ, triển khai theo Chiến lược tổng thể, đồng bộ để tạo điều kiện cho cán bộ, nhân viên tiếp cận cơ hội công việc mới trong thời đại mới.

Ông Nguyễn Hưng - Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank)

Tin liên quan

Đọc tiếp