Ngành nước tìm lời giải cho bài toán 'luật chồng luật' trong quản lý

Ngành nước quản lý
20:50 - 10/11/2022
Một dự án nước sạch trị giá 455 tỷ đồng đang dở dang tại Thanh Hóa.
Một dự án nước sạch trị giá 455 tỷ đồng đang dở dang tại Thanh Hóa.
0:00 / 0:00
0:00
Các chuyên gia, đại diện cơ quan quản lý Nhà nước và doanh nghiệp ngành nước Việt Nam đều cho rằng khó khăn lớn nhất của quản lý cấp thoát nước hiện nay là luật chồng chéo luật, dàn trải ở nhiều Bộ/ngành.

Vướng mắc bủa vây ngành nước

Tại hội thảo Chính sách ngành nước - phát triển bền vững nằm trong khuôn khổ "Tuần lễ ngành nước Việt Nam 2022" ngày 10/11, TS. Trần Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Hội Cấp thoát nước Việt Nam (VWSA) đã đưa ra một bức tranh toàn cảnh về thực trạng và thách thức ngành nước Việt Nam thông qua các dẫn chứng số liệu.

Trong quý I/2022, cả nước có 750 nhà máy nước sạch đô thị và nông thôn phụ cận đang hoạt động với tổng công suất các nhà máy nước 11,2 triệu m3/ngày đêm. Tỷ lệ dân cư đô thị được cung cấp nước sạch 92%, trong đó tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch là 17,5%.

Về thoát nước và xử lý nước thải đô thị, theo số liệu của Bộ Xây dựng quý I/2022, cả nước có khoảng 71 nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt tập trung đã đi vào vận hành với tổng công suất thiết kế khoảng 138 triệu m3/ngày. Tỷ lệ thu gom xử lý nước thải sinh hoạt đô thị mới chỉ đạt khoảng

Số liệu Hội VWSA cũng chỉ ra, trong 90% hộ gia đình có bể tự hoại, chỉ khoảng 4% lượng phân bùn bể, hoại được thu hút để xử lý. Hầu hết nước thải được xả thẳng ra hồ, kênh, suối không được xử lý gây ô nhiễm nguồn nước.

Trong bối cảnh đó, TS Trần Anh Tuấn cho rằng biến đổi khí hậu, quản lý thực hiện quy hoạch đô thị, đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt hạ tầng thoát nước không đồng bộ đã khiến cho tình trạng ngập úng đô thị xảy ra hầu khắp các đô thị ở Việt Nam với tần suất ngày càng gia tăng do mưa và thủy triều,

"Nhiều nơi rơi vào tình trạng không mưa cũng ngập, đặc biệt thường xuyên xảy ra tại các đô thị lớn như Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ... và các đô thị ven biển, cửa sông và thậm chí cả các đô thị trung du miền núi cũng xảy ra ngập úng. Trong khi đó, ngành nước lại thiếu hành lang pháp lý, có sự chồng chéo trong quản lý tài nguyên nước”.

TS. Trần Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Hội VWSA

Sự chồng chéo của ngành nước theo ông Tuấn là đang có sự dàn trải ở các luật, các Bộ khác nhau, như Luật Đầu tư, Luật Tài nguyên nước, Luật Bảo vệ người tiêu dùng…

Vấn đề xây dựng hệ thống ứng phó biến đổi khí hậu, an ninh an toàn nguồn nước chưa được quy định rõ. Nguồn lực đầu tư cho ngành nước cũng đang gặp khó khăn vì chưa quy định rõ trách nhiệm cho đối tượng nào. Ngoài ra, chưa có khung giá nước sạch chung, mỗi tỉnh tự quyết định giá, tiêu chuẩn, việc áp dụng giá theo Luật Đầu tư còn nhiều vướng mắc. Ông Trần Anh Tuấn cho rằng đây chính là những khó khăn của ngành nước hiện nay.

Do vậy, Phó Chủ tịch Hội VWSA khẳng định, ngành nước muốn phát triển bền vững cần hành lang pháp lý thống nhất và đồng bộ. “Cần có sự thống nhất trong quản lý khu vực đô thị - nông thôn, quản lý - vận hành, các vấn đề kỹ thuật. Đặc biệt là thống nhất trong các Luật để tránh chồng chéo. Đồng thời, ngành nước cũng cần có các cơ chế chính sách thu hút đầu tư trong lộ trình phát triển”, TS Trần Anh Tuấn nhấn mạnh.

Sửa đổi Luật hướng tới một cơ quan chịu trách nhiệm chính

Từ phía doanh nghiệp tham gia đóng góp kiến nghị cho phát triển ngành nước ở Việt Nam, đại diện CTCP nước Aquaone chia sẻ, ngành này có đặc điểm đầu tư cố định, doanh nghiệp cần thời gian dài mới thu được lợi nhuận. Đây cũng là ngành yêu cầu công nghệ tiên tiến và vận hành 24/7 đòi hỏi doanh nghiệp phải có những hiểu biết nhất định trong lĩnh vực.

Theo đại diện Aquaone, Chính phủ có nhiều chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp trong ngành như hỗ trợ chi phí giải phóng mặt bằng, đầu tư cơ sở hạ tầng… nhưng vẫn còn nhiều những khó khăn. Căn cứ theo khung pháp lý chính, các nhà đầu tư còn vướng một số khúc mắc, phải tham gia đấu thầu nhưng chưa có quy định cụ thể để các nhà đầu tư tham gia khi cần.

Dự án hệ sinh thái nước sạch của Aquaone.

Dự án hệ sinh thái nước sạch của Aquaone.

“Có nhiều chồng chéo trong khung pháp lý, các dự án thi công hạ tầng còn chậm đôi khi nhà đầu tư phải thi công trước và chịu chi phí di dời về sau. Do đó, công tác giải phóng mặt bằng thường xuyên là nguyên nhân gây nên chậm trễ của các dự án, nhiều nhà máy nước không thể xây dựng được vì không có mặt bằng” đại diện Aquaone chia sẻ.

Ngoài ra, khâu phê duyệt giá nước chưa có quy định cụ thể trong việc xác định giá bán và nghĩa vụ thuế đối các đơn vị cấp nước liên vùng khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Nếu không được đánh giá chính xác kịp thời phù hợp với vốn bỏ ra sẽ gây lỗ cho dự án của doanh nghiệp trong ngành nước.

Trước những khó khăn mà doanh nghiệp chia sẻ, ông Nguyễn Minh Khuyên (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) sẽ là động lực tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp đầu tư ngành nước nói riêng và toàn ngành nước nói chung.

Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) gồm 87 điều và được bố cục thành 10 chương. Quan điểm sửa đổi xác định tài nguyên nước là một tài nguyên thiết yếu quan trọng, sở hữu toàn dân.

“Dự thảo Luật hướng tới xây dựng một cơ quan chịu trách nhiệm chính và các cơ quan liên quan phụ trách về các vấn đề liên quan. Tập trung bốn nhóm chính sách: An ninh nước, xã hội hóa ngành nước, phòng chống các vấn đề ngành nước và kinh tế ngành nước”, ông Khuyên thông tin.

Ông Khuyên cho biết, một trong các điểm mới của dự thảo Luật là xã hội hóa với sự tham gia nhiều hơn của doanh nghiệp tư nhân thay vì chỉ dùng ngân sách của Chính phủ như trước. Dự thảo cũng kêu gọi sự tham gia, đóng góp ý kiến của các tổ chức quốc tế, các nhà tài trợ.

Hiện nay, Dự thảo Luật đã được dịch sang tiếng Anh và gửi các tổ chức quốc tế hỗ trợ rà soát bổ sung các kinh nghiệm quản lý nước ở các quốc gia phát triển: Hà Lan, Phần Lan, Australia, Hàn Quốc… Trong quá trình dự thảo Luật nhiều tổ chức đã và đang hỗ trợ nguồn lực như: World Bank, AFD, AWP, JICA…

Kinh nghiệm từ Nhật Bản

Ông Norihide Tamoto, chuyên gia về chính sách thoát nước của Tổ chức JICA cho biết, 92% nước thải ở Nhật Bản đã được xử lý thông qua các công nghệ năm 2021. Các biện pháp khó khăn về nguồn tài nguyên nước đang trở nên quan trọng hơn trong phát triển bền vững. Vì thế Nhật Bản đã cải tiến cơ chế quản lý để thích nghi.

Nhật Bản đã hình thành Luật Cấp thoát nước với 51 điều chính liên quan đến môi trường, quản lý tài chính và phát triển đô thị.

Về khía cạnh môi trường, các tiêu chuẩn được thống nhất trong các Bộ bằng việc lập quy hoạch toàn diện với các chỉ tiêu đồng bộ. Cơ quan Nhà nước phối hợp với các bên khác nhau để đưa ra bản quy hoạch này.

Về quản lý tài chính, ngành nước mang tính dịch vụ công là chủ yếu. Luật của Nhật Bản đặt mục tiêu có hệ thống tài chính ổn định để phục vụ cấp thoát nước. Chính phủ cần xác định những chi phí liên quan đến thu góp xử lý nước thải. Dùng biện pháp tính toán về giá theo hình thức chi phí toàn bộ và trợ cấp từ Chính phủ hỗ trợ cơ quan quản lý về hệ thống thoát nước với sự tham gia của Bộ Tài Chính.

Liên quan đến phát triển đô thị, Nhật Bản đặt yêu cầu kiểm soát ngập úng ở các đô thị lớn trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Cần có biện pháp kiểm soát ngập úng cả phần cứng và phần mềm, quản lý và quy hoạch đô thị. Làm được điều này cần có sự đồng lòng tham gia của các bên liên quan để đưa ra giải pháp toàn diện.

Tin liên quan

Đọc tiếp