Ngành gỗ đặt mục tiêu xuất khẩu 16,5 tỷ USD năm 2022

Gỗ Việt nAM
14:47 - 17/12/2021
Ngành gỗ đạt xuất siêu cao, ước khoảng 12,6 tỷ USD, tăng 18,4% so với năm 2020
Ngành gỗ đạt xuất siêu cao, ước khoảng 12,6 tỷ USD, tăng 18,4% so với năm 2020
0:00 / 0:00
0:00
Bất chấp khó khăn từ đại dịch COVID-19 và những vướng mắc tại thị trường Mỹ trong năm qua, ngành gỗ Việt Nam vẫn vượt mục tiêu xuất khẩu đề ra ước đạt 15,6 tỷ USD và hướng tới tăng giá trị xuất khẩu lên 16,5 tỷ USD trong năm 2022.

Bất chấp khó khăn “về đích” trong 2021

Đề cập đến kết quả đạt được trong năm 2021, ông Bùi Chính Nghĩa, Phó Tổng cục trưởng Lâm nghiệp cho biết tại Hội nghị giao ban ngành gỗ năm 2021 sáng 17/12, ngành gỗ đã vượt kế hoạch đề ra, trị giá xuất khẩu gỗ, lâm sản vào một số thị trường truyền thống giữ mức tăng trưởng cao.

Hội nghị “Giao ban ngành gỗ Quý IV năm 2021, sáng 17/12

Hội nghịGiao ban ngành gỗ Quý IV năm 2021, sáng 17/12

Về giá trị xuất khẩu, trong 11 tháng năm 2021, ngành gỗ đạt 14,27 tỷ USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung cả năm 2021, mặc dù gặp nhiều khó khăn do COVID-19 nhưng giá trị xuất khẩu của ngành công nghiệp chế biến gỗ, lâm sản có thể ước đạt trên 15,6 tỷ USD, tăng trưởng trên 18% so với năm 2020, vượt kế hoạch đặt ra (14 tỷ USD). Xuất siêu cao, ước khoảng 12,6 tỷ USD, tăng 18,4% so với năm 2020.

Gỗ và sản phẩm gỗ đạt 14,5 tỷ USD, tăng 17,2% so với năm 2020; lâm sản ngoài gỗ đạt 1,1 tỷ USD, tăng 29,5%.

Giá trị xuất khẩu một số sản phẩm tăng cao như dăm gỗ tăng 18,4%; viên nén gỗ tăng 17,4% do nhu cầu tiêu dùng nhiệt điện tăng mạnh tại một số quốc gia; xuất khẩu ván dán đạt 1,1 tỷ USD.

Về thị trường, gỗ và lâm sản Việt Nam được xuất sang hơn 140 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó chủ yếu là Hoa Kỳ đạt 9,1 tỷ USD, tăng 21,4 % so với năm 2020; Nhật Bản đạt 1,45 tỷ USD, tăng 6,7%; Trung Quốc đạt 1,5 tỷ USD, tăng 23,7%; EU đạt 1,1 tỷ USD, tăng 14,4 % và Hàn Quốc đạt 0,95 tỷ USD, tăng 5,7 %.

Ông Nghĩa cho biết, ngành gỗ trong năm 2021 cũng thu hút mạnh đầu tư nước ngoài, với 203 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới. Trong đó có 46 doanh nghiệp FDI với tổng số vốn đăng ký là 71,6 triệu USD, bình quân khoảng 1,6 triệu USD. Các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài chủ yếu đến từ Trung Quốc, chiếm 36/46 doanh nghiệp.

Đánh giá cao hoạt động ngành gỗ trong thời gian qua, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Quốc Doanh cho biết, năm 2021 là một năm đầy khó khăn, dịch bệnh COVID-19 bùng phát đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển chung cả nước trong đó có ngành lâm nghiệp.

Ngành gỗ gặp khó khăn hơn nữa khi 70% năng lực chế biến gỗ tập trung vào vùng tâm dịch là TP.HCM và các tỉnh Đông Nam Bộ từ đầu tháng 4/2021 đến thời điểm hiện tại. Bên cạnh đó, cuộc tranh chấp thương mại vụ việc với Hoa Kỳ đã gây ra nguy cơ ảnh hưởng đến thị trường lớn nhất của Việt Nam chiếm 60% thị phần xuất khẩu ngành gỗ”, Thứ trưởng Doanh nói.

Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, Thứ trưởng nhận định những khó khăn do COVID-19 gây ra đều đã được ngành gỗ nỗ lực khắc phục. Sự việc tranh chấp thương mại cũng đã được giải quyết trọn vẹn vào tháng 10/2021, hai bên ký thỏa thuận và cùng nhau xây dựng kế hoạch hành động để giải quyết ổn thỏa thúc đẩy giao thương ngành gỗ hai nước phát triển và được Hoa Kỳ đánh giá cao.

Ảnh tác giả

“Bất chấp những khó khăn năm 2021, ngành gỗ đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong 11 tháng năm 2021 xuất khẩu đạt 14,27 tỷ USD tăng 20% so với cùng kỳ, cả năm có thể đạt hơn 15 tỷ USD, vượt kế hoạch đề ra. Đây là con số vô cùng ấn tượng trong bối cảnh khó khăn đặc biệt”.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh

Bức tranh đã chuyển màu sáng

Năm 2022 được dự báo sẽ không dễ dàng với ngành gỗ khi phải vượt qua những thách thức như COVID-19 còn diễn biến phức tạp, các thị trường chính xuất khẩu gỗ, sản phẩm gỗ của Việt Nam ngày càng yêu cầu thực hiện chặt chẽ việc kiểm soát nguồn gốc gỗ hợp pháp và sự thay đổi thị hiếu sang các vật liệu thân thiện với môi trường, nguy cơ gian lận thương mại, giả xuất xứ hàng hóa ngày càng gia tăng, chi phí logistics chưa thể cải thiện.

Tuy nhiên, ông Bùi Chính Nghĩa nhận định rằng ngành gỗ Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển trong năm 2022.

Ảnh tác giả

“Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam chiếm khoảng 8% thị phần thương mại nhập khẩu gỗ và lâm sản của thế giới nên các doanh nghiệp có nhiều cơ hội mở rộng, phát triển thị phần. Ngoài ra, bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ -Trung và cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam tham gia sẽ đem lại nhiều thời cơ phát triển mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp”.

Ông Bùi Chính Nghĩa, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp

Mục tiêu hướng tới trong năm 2022 được lãnh đạo Tổng cục lâm nghiệp thông qua tại hội nghị là phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu bền vững, hiệu quả, đưa giá trị xuất khẩu lâm sản đạt từ 16,5 tỷ USD trở lên, tăng 5,7 % so với 2021.

Cụ thể, xuất khẩu sản phẩm gỗ hướng đến 11,47 tỷ USD, tăng 5,7%; gỗ các loại 3,84 tỷ USD, tăng 5,5 %; lâm sản ngoài gỗ là 1,19 tỷ USD, tăng 7,7%.

Mục tiêu gia tăng xuất khẩu tại thị trường Hoa Kỳ đạt 9,7 tỷ USD, tăng 6,8%; Nhật Bản 1,5 tỷ USD, tăng 2,1%; Trung Quốc 1,6 tỷ USD, tăng 7,4%; EU đạt 1,1 tỷ USD, tăng 4,5 %; Hàn Quốc 0,9 tỷ USD, tăng 1,8 %; các thị trường còn lại 1,7 tỷ USD, tăng 4,1%.

Theo ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam, bức tranh ngành gỗ đã chuyển từ màu xám sang màu sáng, các doanh nghiệp phục hồi. Trên 90% lao động đã quay trở lại sản xuất, tình trạng đứt gãy chuỗi cung về nguyên liệu, vật tư trong nước đã khắc phục được phần nào.

Ảnh tác giả

"Yếu tố tạo sự thay đổi mạnh mẽ cho bức tranh ngành gỗ những tháng cuối năm 2021 là sự thay đổi chiến lược “zero covid” sang “thích ứng an toàn, linh hoạt” và những nỗ lực của các doanh nghiệp trong việc duy trì các hoạt động sản xuất kinh doanh".

Ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam

Để đạt được mục tiêu đề ra 16,5 tỷ USD trong năm 2022, ông Lập cho rằng các doanh nghiệp ngành gỗ cần khắc phục những khó khăn hiện tại, trong đó tập trung vào ba vấn đề: lao động, cước phí logistics và nguyên liệu nhập khẩu.

“Năm 2022, các doanh nghiệp ngành gỗ cần thực hiện nghiêm chỉnh Nghị quyết 128 và quyết định 4800 của Bộ Y tế nhằm thích ứng an toàn, linh hoạt, chủ động phục hồi sản xuất kinh doanh, coi vaccine và năng lực y tế là yếu tố then chốt trong chiến lược phục hồi”, ông Lập nói.

Trong khi đó, khó khăn về vận tải biển, chi phí logistics ở mức cao chưa có dấu hiệu dừng lại đang gây ra những nguy cơ tiềm ẩn cho ngành, giảm lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường thế giới. Đã có những tín hiệu ban đầu về việc chuyển dịch thị trường nhập khẩu từ Việt Nam sang một số quốc gia khác có lợi thế cạnh tranh cao hơn Việt Nam.

Thay đổi phương thức đóng hàng để giảm cước logistics

Thay đổi phương thức đóng hàng để giảm cước logistics

Các doanh nghiệp cần thay đổi phương thức đóng hàng, giao hàng chuyển từ đóng gói cồng kềnh sang hình thức giao hàng theo các bộ phận tách rời, nhằm tiết kiệm diện tích container, giảm cước phí logistic.

Về nguyên liệu chế biến của ngành cũng cần sự chuyển đổi của các doanh nghiệp từ gỗ nhập khẩu sang gỗ rừng trồng trong nước là chiến lược dài hạn, chủ động nguồn gỗ nguyên liệu đầu vào.

Thay mặt Hiệp hội gỗ và chế biến lâm sản, ông Lập đưa ra kiến nghị các cơ quan chức năng kiểm soát chặt chẽ cung nguyên liệu gỗ nhiệt đới nhập khẩu, đẩy mạnh rà soát các dự án FDI có tín hiệu rủi ro đặc biệt là các dự án có nguồn gốc từ những nước đã bị áp thuế chống bán phá giá.

“Trong thời gian tới, ngành gỗ kiến nghị Chính phủ cần có những cơ chế, chính sách đột phá giúp duy trì tăng trưởng ngành gỗ với những hoạt động phù hợp”, ông Đỗ Xuân Lập nhấn mạnh.

Tin liên quan

Đọc tiếp