Hai bệnh viện lớn ở Hà Nội 'kêu cứu' vì sắp hết vật tư y tế

Y Tế Việt nAM
16:05 - 23/02/2023
GS.TS. Trần Bình Giang, Giám đốc bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết vật tư tiêu hao dành cho mổ xẻ và các hóa chất khác đều sắp hết. Ảnh; VGP
GS.TS. Trần Bình Giang, Giám đốc bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết vật tư tiêu hao dành cho mổ xẻ và các hóa chất khác đều sắp hết. Ảnh; VGP
0:00 / 0:00
0:00
GS.TS Trần Bình Giang, Giám đốc bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, các vật tư tiêu hao dành cho mổ xẻ trong vòng một tháng nữa sẽ hết. Bệnh viện Bạch Mai cũng đang thiếu trầm trọng các loại thuốc, hóa chất, thiết bị, vật tư y tế.

Thiếu trầm trọng các loại thuốc, hóa chất, thiết bị, vật tư y tế

Phát biểu tại Tòa đàm “Ngành Y vượt khó” do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức ngày 23/2, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết hiện nay tình trạng thiếu thuốc, vật tư trang thiết bị y tế ở một số cơ sở y tế trên toàn quốc chưa được khắc phục một cách triệt để. Số lượng hồ sơ đăng ký cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc cũng như trang thiết bị còn tồn đọng lớn.

Do đó, hiện nay ở các bệnh viện lớn, các loại thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế đang rơi vào tình trạng thiếu trầm trọng. Đại diện một bệnh viện lớn ở Hà Nội, GS.TS Đào Xuân Cơ, Giám đốc BV Bạch Mai chia sẻ, đây là bệnh viện tuyến cuối, liên kết với nhiều bệnh viện tuyến dưới. Do đó các bệnh viện tuyến dưới thiếu vật tư, thuốc, hóa chất để chữa bệnh thì thường tin tưởng chuyển lên bệnh viện Bạch Mai, gây quá tải cho bệnh viện ngay từ những ngày đầu năm Âm lịch.

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết hiện nay tình trạng thiếu thuốc, vật tư trang thiết bị y tế chưa được khắc phục một cách triệt để. Ảnh: VGP

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết hiện nay tình trạng thiếu thuốc, vật tư trang thiết bị y tế chưa được khắc phục một cách triệt để. Ảnh: VGP

Ông Cơ cho biết, hiện nay, số lượng bệnh nhân đến khám tại bệnh viện Bạch Mai rất đông, mỗi ngày có thể đến 8.000 - 10.000 người dân đến khám. Số lượng bệnh nhân nội trú khoảng 4.000 người/ngày. Dẫn tới việc thiếu trầm trọng các thiết bị phục vụ khám chữa bệnh.

Cũng là một bệnh viện lớn với lượng bệnh nhân thăm khám và điều trị tương đương Bạch Mai, GS.TS Trần Bình Giang, Giám đốc bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, trong năm 2022, sau đại dịch, bệnh viện đã thực hiện số lượng khám chữa bệnh, mổ xẻ, điều trị với hơn 79.000 ca mổ.

Đây có thể nói là khối lượng công việc rất lớn, do đó, theo thống kê của bệnh viện Việt Đức, các vật tư tiêu hao dành cho mổ xẻ trong vòng một tháng nữa sẽ hết. Ngoài ra, các hóa chất khác sử dụng trong xét nghiệm, thăm khám bình thường như hóa chất xét nghiệm công thức máu chỉ còn một tuần nữa hết nếu như sử dụng với lượng bình thường.

Theo quy định của luật pháp, việc mua các vật tư tiêu hao phải đảm bảo các vật tư đó được phép lưu hành trên thị trường và có giấy phép. Hầu hết giấy phép cho các vật tư tiêu hao hiện nay chưa được cấp, chưa được gia hạn nên các bệnh viện không thể mua được dù qua phương thức đấu thầu hay mua.

Ông Trần Bình Giang chia sẻ, hiện nay đã tháo gỡ được vấn đề giấy phép lưu hành đối với các loại thuốc. Nhưng đối với vật tư tiêu hao thì vẫn chưa xử lý được. Ông Giang nhấn mạnh đây là một vấn đề cấp cứu cần phải xử lý.

Nhiều giải pháp đi vào bế tắc do thay đổi về chính sách

Nếu nói về nguyên nhân gây nên việc thiếu hụt nói trên, theo Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên, hiện Việt Nam mới chỉ tự sản xuất được các trang thiết bị thông dụng và hàm lượng công nghệ còn thấp. Việc kiểm định trang thiết bị còn chưa được chú trọng đúng mức.

Còn về phía bệnh viện, ông Đào Xuân Cơ cho biết, hầu hết các thiết bị của bệnh viện Bạch Mai 10 năm qua thực hiện liên doanh liên kết. Khi hết hợp đồng, các Thông tư về liên doanh, liên kết cũng đã hết hiệu lực và bệnh viện đang chờ các Thông tư mới, quy định mới nên hiện không thể tái ký hợp đồng hay ký các hợp đồng mới được. Việc đầu tư, mua sắm các thiết bị mới thì bệnh viện không có nguồn ngân sách nào.

Còn ông Trần Bình Giang cũng chia sẻ, rất nhiều hóa chất sắp hết là những hóa chất xét nghiệm được sử dụng trên các hệ thống máy do các công ty cung cấp hóa chất đặt tại bệnh viện làm.

Số máy móc này đã được các công ty đặt máy tại bệnh viện từ năm 2015 để sử dụng các hóa chất xét nghiệm mà bệnh viện đã mua thông qua đấu thầu công khai. Kèm theo đó, các công ty sẽ lo những vấn đề như là bảo hành, bảo trì các hệ thống phần mềm đi kèm cho máy hoạt động, kiểm định, kiểm chuẩn để đảm bảo máy hoạt động chính xác.

Ông Giang chia sẻ, cách làm này là thông lệ trên toàn thế giới. Thế nhưng đến năm 2022, Chính phủ lại có công văn quy định việc sử dụng máy mượn, máy đặt như vậy không có trong quy định của văn bản quy phạm pháp luật nào và đề nghị dừng. Điều này đã gây ra tình trạng hết sức khó khăn.

Sau đó Chính phủ có Nghị quyết 144 để tháo gỡ khó khăn này nhưng chỉ có giá trị cho những hợp đồng đặt mua máy hóa chất và đặt máy trước ngày 5/11/2022. Do đó, bây giờ Việt Đức đã không còn hóa chất để vận hành.

GS.TS Đào Xuân Cơ, Giám đốc BV Bạch Mai cho biết, hiện nay, số lượng bệnh nhân đến khám tại bệnh viện Bạch Mai rất đông, mỗi ngày có thể đến 8.000 - 10.000 người dân đến khám. Ảnh: VGP

GS.TS Đào Xuân Cơ, Giám đốc BV Bạch Mai cho biết, hiện nay, số lượng bệnh nhân đến khám tại bệnh viện Bạch Mai rất đông, mỗi ngày có thể đến 8.000 - 10.000 người dân đến khám. Ảnh: VGP

Ông Giang cho biết, bệnh viện Việt Đức cũng đưa ra một số giải pháp cho tình trạng này, bao gồm đầu tư mua máy, thuê máy và sử dụng theo hình thức liên doanh, liên kết để đầu tư. Tuy nhiên, 2 giải pháp mua máy và thuê máy không thể thực hiện vì rơi vào hình thức chỉ định thầu, là vi phạm pháp luật. Vì mỗi loại máy chỉ có thể sử dụng 1 loại hóa chất của hãng đó, do đó, chỉ có thể mua hóa chất từ 1 đơn vị nhất định.

Còn phương án 3 gặp khó khăn do chưa có hướng dẫn chi tiết, cụ thể về phương thức này, bên cạnh đó, gặp khó khăn khi định giá bệnh viện để đưa vào liên doanh, liên kết.

Kỳ vọng các luật mới, nghị định mới sớm đi vào cuộc sống để gỡ khó cho bệnh viện

Ngoài ra, giám đốc cả 2 bệnh viện lớn đều chia sẻ bệnh viện gặp nhiều khó khăn về vấn đề tài chính kể từ khi đi vào tự chủ toàn diện. Do bệnh viện đã tự chủ cả chi đầu tư và chi thường xuyên nhưng giá khám, chữa bệnh vẫn phải tính theo giá bảo hiểm y tế.

Điều này, khiến các bệnh viện không có nguồn ngân sách đủ để đầu tư mua sắm vật tư hay nâng cấp cơ sở khám chữa bệnh. Chia sẻ kỹ hơn, ông Đào Xuân Cơ cho biết, mặc dù đã có công văn của Chính phủ dừng việc tự chủ toàn diện tại các bệnh viện, nhưng hiện tại bệnh viện vẫn đang chờ đợi Bộ Y tế và Chính phủ phân nhóm tự chủ để tiếp tục thực hiện.

Ông Cơ chia sẻ, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và các biến cố của bệnh viện nên bệnh viện vô cùng khó khăn về tài chính. Bạch Mai đã phải sử dụng nguồn ngân sách, tức là nguồn quỹ phát triển sự nghiệp tiết kiệm được trong hơn 10 năm qua để chi thường xuyên cho cán bộ, nhân viên.

Đồng thời, bệnh viện cũng không có nguồn ngân sách để đầu tư, mua sắm các thiết bị mới. Do vậy Bạch Mai đang đề xuất khẩn cấp với Bộ Y tế và Chính phủ đầu tư một nguồn ngân sách của Chính phủ để bệnh viện sớm có các thiết bị phục vụ công tác khám chữa bệnh khẩn cấp cho người bệnh.

Ngoài ra, theo ông Cơ hiện nay, các tòa nhà của bệnh viện đã xuống cấp trầm trọng, thể khắc phục, duy tu bảo dưỡng được nữa. Do đó, Bạch Mai đang xin Chính phủ, Bộ Y tế đầu tư khẩn cấp để nâng cấp các tòa nhà này vì không đảm bảo công tác khám chữa bệnh nữa.

Hiện số lượng người bệnh đến khám thường xuyên rất đông, trong khi trong khi những khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách để có thể mua được hóa chất xét nghiệm, trang thiết bị, vật tư y tế vẫn đang vướng mắc.

Tin liên quan

Đọc tiếp