81% người Việt coi mua sắm trực tuyến là một phần của cuộc sống

Tiêu dùng ĐÔNG NAM Á
10:44 - 24/03/2022
81% người Việt coi mua sắm trực tuyến là một phần của cuộc sống
0:00 / 0:00
0:00
Theo khảo sát hành vi tiêu dùng do Lazada và Milieu Insight thực hiện, có 73% người Đông Nam Á xem mua sắm trực tuyến là một phần trong cuộc sống hàng ngày, trong đó tại Việt Nam con số này là 81%.

Nền tảng thương mại điện tử Lazada lần đầu tiên đưa ra Khảo sát Nghiên cứu diện rộng về hành vi mua sắm trực tuyến trên toàn khu vực Đông Nam Á từ 6.000 người tiêu dùng, với sự hợp tác của Milieu Insight. Khảo sát được thực hiện vào tháng 1/2022 trên 6 thị trường bao gồm Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Việt Nam và Philippines.

Khảo sát chỉ ra rằng, giá cả cạnh tranh (45%) và chi phí giao hàng hợp lý (45%) là 2 tiêu chí hàng đầu được người tiêu dùng cân nhắc khi mua sắm trực tuyến. Các tiêu chí tiếp sau là sự dễ dàng trong tìm kiếm sản phẩm (43%) và sự tiện lợi (43%).

Ngoài ra, người tiêu dùng đang ngày càng chủ động khi mua sắm trực tuyến, với 65% trả lời rằng họ hoàn toàn biết mình sẽ mua gì khi tiến hành giao dịch trên các nền tảng số. Trong khi đó, 29% người được hỏi lại muốn khám phá các ưu đãi hoặc các sản phẩm khác trên sàn thương mại điện tử trước khi hoàn tất thanh toán đơn hàng.

Ảnh tác giả

"Hoạt động mua sắm trực tuyến đã phát triển mạnh mẽ trong 2 năm qua, trong đó, Đông Nam Á nổi bật với hàng loạt sáng kiến đổi mới, phát triển. Đó là lý do tại sao chúng tôi muốn nghiên cứu, tìm hiểu về những hành vi mua sắm mới của người tiêu dùng tại đây."

Ông Gerald Ang, Giám đốc điều hành Milieu Insight

73% người Đông Nam Á xem mua sắm trực tuyến là một phần trong cuộc sống

Đặc biệt, khảo sát cho thấy, 67% người tiêu dùng cũng đồng ý rằng các Lễ hội Mua sắm lớn trong năm với hàng loạt ưu đãi hấp dẫn có vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy hành vi mua sắm của họ.

Giá cả cạnh tranh, chi phí vận chuyển hợp lý, chức năng tìm kiếm sản phẩm dễ dàng và tiện lợi là những lý do chính khiến người tiêu dùng Đông Nam Á lựa chọn mua sắm trực tuyến. Trong đó, Singapore là quốc gia đặc biệt đề cao dịch vụ giao hàng tận nhà. Đa dạng phương thức thanh toán cũng là tiêu chí được nhấn mạnh trong khảo sát, khi chỉ có một nửa số người được hỏi cho biết họ vẫn ưu tiên thanh toán tiền mặt khi giao hàng.

Tại Singapore, người dùng mong muốn được mua sắm trên các nền tảng thương mại điện tử giàu kinh nghiệm và đáng tin cậy, với những sản phẩm an toàn để việc mua bán có thể được thực hiện một cách thoải mái. Điều này được thể hiện thông qua tỷ lệ quan tâm tới các bài đánh giá (61%), sản phẩm chính hãng (54%), và các lựa chọn thanh toán an toàn (53%).

Các thị trường có tỷ lệ sử dụng thiết bị di động cao đang dẫn đầu khu vực trong thanh toán qua ví điện tử, cụ thể là Malaysia dẫn đầu với 63%, tiếp theo là Indonesia (55%) và Philippines (54%).

Phần lớn các thị trường đã tích cực hưởng ứng hoạt động mua sắm xuyên biên giới với 79% người được hỏi ở Singapore không thể hiện sự phân biệt giữa các thương hiệu nội địa hay quốc tế, tiếp theo là 58% ở Thái Lan và 56% ở Malaysia.

Mặc dù vậy, người tiêu dùng ở Việt Nam, Indonesia và Philippines vẫn dành phần lớn sự ưu tiên cho các thương hiệu trong nước. Cứ 1 trong 2 người (52%) ở Việt Nam được hỏi cho biết họ thích mua hàng nội địa, tiếp theo là Philippines (41%) và Indonesia (36%).

Hơn 90% phụ nữ Thái Lan từ 16 đến 24 tuổi được khảo sát cho biết họ đang chi tiêu trực tuyến nhiều hơn kể từ sau đại dịch và hơn một nửa trong số họ sẵn sàng chờ giảm giá để hoàn tất quá trình mua hàng của mình.

81% người Việt Nam tham gia mua sắm online

Thương mại điện tử đã mang lại rất nhiều tiện ích người tiêu dùng ở Việt Nam. 81% người Việt Nam khi được hỏi cho biết họ xem việc mua sắm trực tuyến là một thói quen không thể thiếu mỗi ngày, cũng như tỷ lệ người mua sắm trực tuyến ít nhất một lần mỗi tuần đạt mức 59%. Đặc biệt, 85% cho biết rằng họ đang chi tiêu nhiều hơn cho việc mua hàng trực tuyến kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát.

66% người tiêu dùng cho biết họ luôn tìm kiếm những ưu đãi tốt nhất khi mua sắm để tiết kiệm chi phí sinh hoạt cho gia đình. Trong khi đó, 34% còn lại sẵn sàng mua các mặt hàng bất kể có giảm giá hay không trong lần mua hàng trực tuyến gần đây nhất.

Đặc biệt, người tiêu dùng ở Việt Nam đang dành nhiều ưu ái cho các thương hiệu nội địa khi 52% người Việt được hỏi cho biết họ ưa thích lựa chọn những thương hiệu Việt.

Ảnh tác giả

"Thương mại điện tử đã thay đổi gần như toàn diện cách mọi người kinh doanh, mua sắm, giải trí trong thập kỷ qua, đặc biệt là trong 2 năm vừa rồi khi dịch Covid-19 bùng phát mạnh mẽ."

Ông James Chang – Giám đốc Kinh doanh Tập đoàn Lazada

Tin liên quan

Đọc tiếp