Tàu chạy năng lượng mặt trời vòng quanh thế giới đang dừng chân tại Việt Nam

Tàu Energy Observer
16:17 - 23/06/2022
0:00 / 0:00
0:00
Tàu Energy Observer du hành vòng quanh thế giới hơn 5 năm mà không cần đổ nhiên liệu vừa dừng chân tại TP HCM từ 18 - 29/6. Đây là con tàu hydrogen đầu tiên tự hành không phát thải, sử dụng ba nguồn cung cấp năng lượng là mặt trời, nước biển và gió.
Tàu quan sát năng lượng Energy Observer du hành trên sông Sài Gòn. Ảnh: Toyota
Tàu quan sát năng lượng Energy Observer du hành trên sông Sài Gòn. Ảnh: Toyota

Theo đó, Việt Nam là điểm dừng chân thứ 73 trong chuyến du hành vòng quanh thế giới của con tàu Energy Observer và là điểm dừng chân cuối cùng trong chuyến hành trình Đông Nam Á.

Ở điểm dừng chân tại TP HCM, thủy thủ đoàn của Energy Observer giới thiệu hệ thống không phát thải tự động của con tàu cho hàng trăm du khách và các nhà hoạch định chính sách, học sinh, sinh viên với sự phối hợp của Tổng lãnh sự quán Pháp tại TP HCM.

Theo kế hoạch dự kiến, các nhóm thuyền viên sẽ nhìn nhận những thách thức phức tạp và mang tính quyết định đối với tương lai nguồn năng lượng của Việt Nam bằng cách mở rộng tầm nhìn sang các chủ đề khác như: ô nhiễm và tái chế nhựa, khu dự trữ sinh quyển của UNESCO, tuabin gió gần bờ, năng lượng cacbon thấp và độ mặn của sông Mekong…

Energy Observer là tàu không phát khí thải chạy bằng Hydrogen đầu tiên do Tập đoàn Groupe BPCE (Pháp). Chuyến đi vòng quanh thế giới nhằm quảng bá cho quá trình chuyển đổi sinh thái. Con tàu mang thông điệp của nước Pháp về nhu cầu cấp bách trong vấn đề bảo tồn trái đất.

Energy Observer là tàu không phát khí thải chạy bằng Hydrogen đầu tiên do Tập đoàn Groupe BPCE (Pháp). Chuyến đi vòng quanh thế giới nhằm quảng bá cho quá trình chuyển đổi sinh thái. Con tàu mang thông điệp của nước Pháp về nhu cầu cấp bách trong vấn đề bảo tồn trái đất.

Khởi hành từ cảng quê hương Saint-Malo (Pháp) vào năm 2017, Energy Observer đã đi hơn 50.000 hải lý, thực hiện 72 lần dừng chân, trong đó có 16 lần tổ chức làng giáo dục lưu động và đến thăm hơn 40 quốc gia.

Khởi hành từ cảng quê hương Saint-Malo (Pháp) vào năm 2017, Energy Observer đã đi hơn 50.000 hải lý, thực hiện 72 lần dừng chân, trong đó có 16 lần tổ chức làng giáo dục lưu động và đến thăm hơn 40 quốc gia.

Energy Observer có thiết kế hai thân giúp giảm sức cản nước. Tàu có chiều dài 30 m, rộng 12 m, tốc độ tối đa có thể lên đến 14 hải lý mỗi giờ. Trên tàu có tổng cộng hơn 200 tấm pin năng lượng được đặt trên thân tàu để nhận năng lượng từ mặt trời.

Energy Observer có thiết kế hai thân giúp giảm sức cản nước. Tàu có chiều dài 30 m, rộng 12 m, tốc độ tối đa có thể lên đến 14 hải lý mỗi giờ. Trên tàu có tổng cộng hơn 200 tấm pin năng lượng được đặt trên thân tàu để nhận năng lượng từ mặt trời.

Sứ mệnh của con tàu là triển khai các thử nghiệm, sau đó tối ưu hóa chúng, nhằm biến năng lượng sạch, thân thiện với môi trường trở thành giải pháp cụ thể và tới được tay mọi người trên toàn Trái Đất.

Sứ mệnh của con tàu là triển khai các thử nghiệm, sau đó tối ưu hóa chúng, nhằm biến năng lượng sạch, thân thiện với môi trường trở thành giải pháp cụ thể và tới được tay mọi người trên toàn Trái Đất.

Tin liên quan

Đọc tiếp