Giấc mơ khơi dậy sức mạnh ngành công nghiệp dừa của Philippines

Dừa Philippines
16:58 - 25/07/2022
Philippines hiện có 3,5 triệu ha đất trồng dừa. Ảnh: Mongabay
Philippines hiện có 3,5 triệu ha đất trồng dừa. Ảnh: Mongabay
0:00 / 0:00
0:00
Trong nhiều năm qua, ngành dừa Philippines được ví như một "gã khổng lồ ngủ say" khi chưa tận dụng hết tiềm năng vốn có. Tuy nhiên, với sự lãnh đạo của chính quyền Tổng thống Marcos Jr, nước này đang hy vọng sớm tạo ra đột phá mới về ngành công nghiệp này.

3 vấn đề trong an ninh lương thực Philippines

Cuộc khủng hoảng lương thực do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và chiến sự Nga – Ukraine đang tác động tới các quốc gia trên thế giới, trong đó có Philippines.

Trong bối cảnh hiện nay, Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr, kiêm nhiệm Bộ trưởng Nông nghiệp, đang cố gắng giải quyết 3 vấn đề trong nền an ninh lương thực nước này, gồm: tính tự cung tự cấp, tính sẵn có và khả năng tiếp cận.

Tính tự cung tự cấp có nghĩa là một quốc gia có thể sản xuất đủ lương thực và không phụ thuộc vào các nguồn bên ngoài để cung cấp cho nhu cầu cơ bản của dân số.

Các yếu tố như thiên tai, sâu bệnh, chiến tranh, biến đổi khí hậu, không có sẵn các nhiên liệu đầu vào thiết yếu như phân bón và một loạt các vấn đề sản xuất khác cũng như dân số tăng nhanh, khan hiếm đất nông nghiệp, chưa kể đến việc bỏ bê và chính sách sai lầm,… đều có thể làm giảm khả năng cung ứng lương thực của một quốc gia.

Trong khi đó, nhập khẩu là một cách mà các quốc gia không thể sản xuất đủ lương thực để đảm bảo nguồn cung cho người dân. Ví dụ, Singapore, quốc gia chỉ có 1% diện tích đất để sản xuất lương thực, phải nhập khẩu 90% nhu cầu lương thực.

Philippines đang cố gắng giải quyết vấn đề đảm bảo an ninh lương thực trong nước. Ảnh: Livelihoods

Philippines đang cố gắng giải quyết vấn đề đảm bảo an ninh lương thực trong nước. Ảnh: Livelihoods

Philippines, mặc dù có một nửa dân số phụ thuộc trực tiếp hoặc gián tiếp vào ngành nông nghiệp, nhưng vẫn phải nhập khẩu gạo, thủy sản và các mặt hàng lương thực cơ bản khác do nguồn cung trong nước chưa đủ đáp ứng nhu cầu. Tính sẵn có về lương thực tại nước này sẽ được đảm bảo tốt hơn khi đẩy mạnh hoạt động sản xuất tại địa phương và các kênh phân phối.

Trong khi đó, khả năng tiếp cận thực phẩm có nghĩa là các sản phẩm đến tay với nhiều người, thông qua hai khía cạnh quan trọng là sức mua và khả năng chi trả. Của cải của người dân (gồm sức lao động, đất đai, tiền bạc,…) có thể được trao đổi để lấy thực phẩm.

Đánh thức sức mạnh của "gã khổng lồ" công nghiệp dừa

Theo Straits Times, ngành công nghiệp dừa của Philippines được kỳ vọng có thể phát triển và đóng góp tích cực hơn nữa vào nền an ninh lương thực. Nước này hiện có 3,5 triệu ha đất trồng dừa, phần lớn diện tích này có thể được sử dụng cho sản xuất lương thực nhằm tăng cường khả năng tự cung tự cấp lương thực.

Trong đó, 70% các trang trại trồng dừa tại Philippines thích hợp để trồng xen canh. Điều này có nghĩa là sẽ có thêm 1,8 triệu ha đất để trồng trọt, chăn nuôi gia cầm và chăn nuôi. Nhiều loại cây trồng khác nhau như rau, chuối và cây ăn củ có thể được trồng dưới những cây dừa để tăng thêm nguồn cung cấp lương thực.

Ngành công nghiệp dừa sẽ vững vàng hơn khi kết hợp phát triển theo chiều ngang và chiều dọc. Ảnh: Bộ Nông nghiệp Philippines

Ngành công nghiệp dừa sẽ vững vàng hơn khi kết hợp phát triển theo chiều ngang và chiều dọc. Ảnh: Bộ Nông nghiệp Philippines

Người dân trồng dừa có thể chăn nuôi gia cầm và gia súc, trồng ca cao, cà phê, dứa và các loại cây có giá trị cao khác để nâng cao thu nhập. Việc trồng xen canh không chỉ cải thiện sản lượng lương thực mà còn tăng thu nhập. Khi thu nhập tốt hơn thì khả năng tiếp cận nguồn cung cấp thực phẩm của người dân sẽ được cải thiện.

Cải thiện năng suất và gia tăng giá trị cũng là những chiến lược nâng cao thu nhập dành cho nông dân trồng dừa. Thu nhập của 20 triệu nông dân Philippines vốn đang phụ thuộc vào trồng dừa có thể tăng lên khi sử dụng phân bón. Ngoài ra, việc nghiên cứu và lai ghép các giống dừa vượt trội sẽ thúc đẩy năng suất trong dài hạn.

Ngành công nghiệp dừa tại nước này sẽ vững vàng hơn khi kết hợp phát triển theo chiều ngang và chiều dọc. Thành phẩm chế tạo từ dừa cũng có giá tốt hơn so với nguyên liệu thô sơ chế, như hóa chất, sản phẩm chăm sóc cá nhân, dầu dừa nguyên chất, cơm dừa nạo sấy, bột dừa, nước cốt dừa, nước dừa và đồ uống làm từ sữa dừa,… Điều này sẽ thúc đẩy giá dừa nông sản tốt hơn, ổn định hơn, đồng thời cải thiện thu nhập cho nông dân.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, cả những gì cần thiết lúc này đó là một tầm nhìn mới đầy cảm hứng cho ngành công nghiệp dừa và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên theo luật thuế dừa mới.

Tầm nhìn về một ngành công nghiệp dừa liên kết hai chiều không phải là sáng kiến mới đối với ông Marcos Jr. Trước đây, trong nhiệm kỳ đầu tiên của cha ông, Ferdinand Marcos Sr., một kế hoạch công nghiệp hóa tổng hợp cho ngành dừa đã được thực hiện vào năm 1968 với sự thành lập của nhóm liên cơ quan về công nghiệp hóa dừa.

Điều này được tiếp nối vào năm 1971, bằng việc thông qua Đạo luật Cộng hòa số 6260 còn được gọi là Đạo luật Đầu tư Dừa. Từ năm 1973 trở đi, một loạt sắc lệnh của tổng thống đã tạo ra thuế dừa và thiết lập các biện pháp thúc đẩy phát triển theo chiều dọc. Tuy nhiên, kế hoạch đã thất bại khi những người thực hiện đánh mất tầm nhìn ban đầu.

Chính quyền ông Marcos Jr được mong đợi có thể sớm biến kế hoạch về các trang trại trồng dừa lai đa cây trồng, liên kết với các nhà máy chế biến tổng hợp và sản xuất đa sản phẩm thành hiện thực. Đây không chỉ là mong muốn của người dân Philippines, mà còn là nhiệm vụ cấp thiết và là giấc mơ của những người đứng đầu quốc đảo này.

Tin liên quan

Đọc tiếp