Đệ nhất phu nhân Ukraine kêu gọi ủng hộ quốc tế tại Davos 2023

Chiên sự Nga - Ukraine
09:50 - 18/01/2023
Đệ nhất phu nhân Ukraine Olena Zelenska và Chủ tịch Ủy ban EU Ursula von der Leyen tham dự một phiên họp tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Thụy Sĩ ngày 17/1/2023. Cuộc họp thường niên của Diễn đàn Kinh tế Thế giới đang diễn ra tại Davos từ ngày 16/1 đến 20/1/2023. Ảnh: AP
Đệ nhất phu nhân Ukraine Olena Zelenska và Chủ tịch Ủy ban EU Ursula von der Leyen tham dự một phiên họp tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Thụy Sĩ ngày 17/1/2023. Cuộc họp thường niên của Diễn đàn Kinh tế Thế giới đang diễn ra tại Davos từ ngày 16/1 đến 20/1/2023. Ảnh: AP
0:00 / 0:00
0:00
Tại cuộc họp thường niên của Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2023 tại Davos hôm 17/1, đệ nhất phu nhân Ukraine Olena Zelensky đã kêu gọi các nhà lãnh đạo trên thế giới cũng như các giám đốc điều hành các tập đoàn lớn hành động nhiều hơn nữa để giúp đỡ Ukraine.

Khi chiến sự giữa Nga và Ukraine đang tiến dần tới mốc 1 năm, AP trích dẫn bà Olena Zelensky cho biết người dân Ukraine vẫn đang sống trong sợ hãi mỗi ngày. Trên hết, bà cũng khẳng định Ukraine “không thể cho phép một thảm họa Chernobyl mới xảy ra”, ám chỉ tới xung đột tại một cơ sở năng lượng hạt nhân của nước này.

Vì vậy trong bài phát biểu trước hàng trăm quan chức chính phủ từ nhiều nơi trên thế giới, bà cho biết tất cả mọi người ngồi ở đây đều có ảnh hưởng, tuy nhiên điều khác biệt là không phải ai cũng sử dụng ảnh hưởng này hoặc lại sử dụng theo cách tạo ra nhiều sự khác biệt hơn.

Theo bà Olena, “không có vấn đề toàn cầu nào mà nhân loại không thể giải quyết”. Do đó, bà hối thúc các quan chức chính phủ, các tập đoàn khổng lồ, các học giả và nhà hoạt động từ khắp nơi trên thế giới đổ về Davos tăng cường hỗ trợ cho Ukraine. Điều này càng đặc biệt gấp rút khi các hành động của Nga “đặt ra nhiều thách thức khác nhau” tại châu Âu.

Bà Olena khẳng định các cuộc giao tranh đã khiến hàng ngàn thường dân thiệt mạng, khiến hàng triệu người phải di tản và làm xáo trộn thị trường lương thực và nhiên liệu trên toàn thế giới, từ đó khiến lạm phát gia tăng và gây ra bất ổn an ninh lương thực tại các quốc gia đang phát triển.

Nguyên nhân là do Ukraine và Nga đều là những là cung cấp lúa mỳ, lúa mạch và thực phẩm lớn cho nhiều thị trường lớn trên thế giới. Theo người đứng đầu Chương trình Lương thực Thế giới của Liên Hợp Quốc, có tới 350 triệu người trên toàn cầu đang trên bờ vực thiếu đói vì xung đột, biến đổi khí hậu và COVID-19 năm 2022 trong khi con số này là khoảng 80 triệu năm 2017.

Trong bối cảnh đó, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đã kêu gọi các giám đốc điều hành và lãnh đạo tại Davos tiếp tục hỗ trợ Ukraine. Phát biểu tại Davos 2023 ngày 17/1, bà khẳng định đây là một cơ hội hoàn hảo để mở đường cho Ukraine tiến tới Liên minh châu Âu và Ukraine xứng đáng nhận được càng nhiều sự giúp đỡ càng tốt.

Mặt khác theo Thủ tướng Phần Lan Sanna Marin, phương Tây nên gửi thông điệp tới Tổng thống Nga Vladimir Putin rằng: “Chúng tôi sẽ hỗ trợ Ukraine tới khi nào cần thiết dù nó là 5 năm, 10 năm, 15 năm và sẽ không dừng lại”. Các quốc gia như Mỹ, Pháp và Anh gần đây đều tuyên bố sẽ gửi khí tài quân sự tới Ukraine nhằm hỗ trợ nước này.

Phản ứng lại những động thái trên, trong một thông báo chính thức trên kênh Telegram của mình hôm 17/1, cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev tuyên bố việc Davos 2023 thảo luận về việc cung cấp xe tăng và vũ khí cho Ukraine là “đáng xấu hổ”.

Theo RT trích dẫn lời ông, diễn đàn Davos đã mất đi mục tiêu ban đầu của nó là thảo luận về các kinh tế và các vấn đề liên quan chứ không phải là về chính trị. Ông cũng khẳng định các công ty Nga không tham dự sự kiện này là điều đúng đắn.

Mặt khác khi nhận xét về khả năng chuyển giao xe tăng chiến đấu chủ lực Leopards và Challenger 2 của Anh cho Ukraine, Thư ký Báo chí Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 16/1 cho biết những chiếc xe tăng đó có thể cháy rụi và “chúng sẽ cháy giống như các loại vũ khí viện trợ khác tới Ukraine”.

Đọc tiếp